breadcrumb
Tin tức

Quản lý bãi chôn lấp rác thải

Công tác quản lý, biện pháp thi công màng chống thấm HDPE để tách nước mưa cho các bãi chôn lấp rác thải.

Công tác quản lý, biện pháp thi công màng chống thấm HDPE để tách nước mưa cho các bãi chôn lấp rác thải.

Với những ưu điểm vượt trội, giải quyết được những vấn đề trong việc chôn lấp xử lý rác thải, thì phương pháp sử dụng màng chống thấm HDPE tách nước mưa sẽ làm giảm thiểu sự phát sinh nước rác, tránh được nguy cơ vỡ bờ bao các hồ chứa nước rác và các sự cố môi trường. Đây chính là giải pháp do Công ty CP Winbata Việt Nam thực hiện.

Vào mùa mưa bão, tại các bãi chôn lấp rác thải lượng nước mưa trút xuống thường không thể tiêu thoát một lần hết được. Phần lớn lượng nước này sẽ gây quá tải và nguy cơ trào nước trong các hồ chứa rác để xử lý là rất lớn. Sử dụng màng chống thấm HDPE để ngăn tối đa lượng nước mưa không rơi xuống các bãi chôn lấp, tách nước mưa và nước rác làm hai phần riêng biệt. Do đặc thù của bãi chôn lấp rác rất rộng lớn đòi hỏi biện pháp thi công và kiểm soát quá trình thi công nghiêm ngặt mới đảm bảo chất lượng công trình.

Tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội có tổng diện tích khoảng 83,5 ha, trong đó có 53,49 ha được sử dụng vào việc chôn lấp rác thải. Việc chôn lấp rác thải theo quy trình: thu gom rác và đổ vào hố, rải đều, phun chế phẩm, nén chặt, phủ đất và phủ màng chống thấm HDPE trên bề mặt.

Tuy nhiên, vào mùa mưa bão, một lượng lớn nước mưa rơi xuống các ô chôn lấp. Lượng nước mưa này cùng với lượng nước rác từ trong các ô chôn lấp chảy ra các hồ chứa nước rác, gây quá tải cho hồ và các trạm xử lý nước rác. Tình trạng nước tại các hồ chứa có nguy cơ tràn ra ngoài, gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh là hoàn toàn có thể xảy ra. Để khắc phục hiện tượng này, giải pháp sử dụng màng chống thấm HDPE tách nước mưa, giảm thiểu sự phát sinh nước rác, tránh được nguy cơ vỡ bờ bao các hồ chứa nước rác và các sự cố môi trường có thể sẩy ra.

QUY TRÌNH THI CÔNG MÀNG CHỐNG THẤM HDPE

Bãi chôn lấp rác thải phủ màng chống thấm HDPE từ 1mm - 1.5mm sản xuất từ vật liệu PE cao phân tử đáp ứng các chỉ tiêu cơ lý theo thông số kỹ thuật kèm theo

Một số thông số kỹ thuật chính vải HDPE

 

Sử dụng ống nhựa thu khí ga D110 của các nhà sản xuất trong nước được thi công tại công trình.

Một số vật liệu khác dùng cho công trình như bê tong, gạch…;

 

 

QUY TRÌNH THI CÔNG MÀNG CHỐNG THẤM

  1. Chuẩn bị mặt bằng:

Sau khi nhận bàn giao mặt bằng từ Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công kiểm tra lại các thông số mốc, đặc biệt các mốc quan trọng như tim mốc giới hạn khu đất công trình, tim định vị các vị trí thi công công trình, cao độ chuẩn, …Đối với phần mặt bằng xây dựng, sắp xếp bố trí hợp lý cho các bãi vật liệu, đường vận chuyển vật liệu, khu gia công và tập kết một số vật liệu…

Mặt bằng để trải màng chống thấm HDPE phải được chuẩn bị sạch sẽ, phẳng, không đọng vũng nước, mặt nền chắc.

Do đặc thù của các ô chôn lấp rác thải gồm nhiều loại rác thải khác nhau, bề mặt không bằng phẳng. Vì vậy để đảm bảo chất lượng và kỹ thuật khi thi công phủ màng HDPE thì cần tiến hành lu lèn, đầm chặt, tạo bề mặt phẳng nhẵn, không còn các vật sắc nhọn hoặc có kích thước, hình dạng có thể ảnh hưởng đến màng chống thấm.

Hệ thống tiêu thoát nước mưa được thường xuyên tăng cường thêm các máy bơm, sẵn sàng phục vụ công tác thi công màng chống thấm.

Hình 2.1 Mặt cắt bố trí chặn vải HDPE tại các vị trí xung yếu

  1. Rãnh neo

Vì các bãi chôn lấp rác có hệ thống rãnh thu nước rác chạy quanh bãi, việc phủ màng HDPE được tiến hành từ trên mặt bãi xuống mái taluy, không phủ qua các mương thu nước rác tại chân taluy. Để chặn vải trên đỉnh bãi dùng các rãnh đất kích thước 700x800 (mm) và phần chặn trên mái taluy bằng rãnh đất chèn bao tải kích thước 700x450 (mm). Rãnh neo phải được thực hiện trước khi trải màng chống thấm.

Để gia cường chống rách và duy trì sửa chữa, vận hành sau khi phủ vải, đồng thời chống phùng vải, trên mặt bãi bố trí các đường đất theo dạng lưới hình chữ nhật. Các đường này được thiết kế với kích thước 4x0,5(m) theo dạng lưới chữ nhật 50x100 (m)

Do phủ màng chống thấm cho các ô chôn lấp rác thải nên cần phải bố trí các ống thu khí ga (HDPE – D110, dài 2,8m có đục lỗ) chôn sâu xuống 1,5m so với đỉnh bề mặt rác và cao hơn 0,5m so với bề mặt hoàn thiện. Ống bố trí theo lưới tam giác đều với khoảng cách 10 m.

Rãnh neo được đào và chuẩn bị sẵn sàng trước khi trải vải. Sau khi trải màng HDPE, việc đổ đất lên các rãnh neo được thực hiện ngay và hạn chế tối đa việc làm hỏng vật liệu màng địa kỹ thuật.

  1. Phủ màng chống thấm HDPE

Công tác trải phủ màng chống thấm HDPE được thực hiện khi mùa mưa bão đến gần, bởi vậy công tác giám sát thi công đóng vai trò quan trọng. Quá trình trải màng chống thấm cần chú ý:

- Thiết bị trải không được ảnh hưởng đến nền;

- Công nhân trải màng chống thấm HDPE không được hút thuốc, không được mang những vật khác gây ảnh hưởng đến việc trải màng;

- Các tấm màng chống thấm phải được hàn ngay sau khi trải và mọi tấm màng chống thấm đã được trải đều phải được đánh dấu cẩn thận.

  • Phủ bạt
  • Đắp đất chặn vải HDPE

4) Hàn các tấm màng chống thấm

Việc hàn các tấm màng chống thấm HDPE bao gồm việc gắn kết các tấm màng chống thấm liền kề bằng phương pháp nhiệt. Thi công hàn đúng kỹ thuật là một việc rất quan trọng, đảm bảo cho công trình đạt hiệu quả, ngăn chăn tối đa nước mưa thấm xuống.

Thông thường, các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên bố trí tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dài quá 1.5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm và được cắt theo góc 450 .

Theo điều kiện xây dựng tại công trường, sử dụng phương pháp mối hàn nhiệt (nóng) kép và hàn đùn. Chất lượng các mối hàn được kiểm tra nghiêm ngặt theo đúng các tiêu chuẩn nêu trên. Hàn nóng được dùng những chỗ tiếp giáp vải HDPE mới và hàn đùn tại các chỗ màng HDPE bị rách, thủng.

Máy hàn nhiệt

 

Máy hàn đùn

 

  1. Quản lý chất lượng thi công

Các công tác liên quan đến quá trình thi công đều được kiểm soát chặt chẽ từ việc tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, quản lý tiến độ, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng và quá trình thi công phủ màng.

  • Kết quả thí nghiệm các mối hàn
  • Tiến hành thí nghiệm các đường hàn bằng phương pháp không phá hủy tại một số vị trí xác định hiện trường, với các mẫu thí nghiệm lấy tại hiên trường, sau khi lấy giá trị trung bình ta có kết quả sau:

Bảng 3.1 Kết quả thí nghiệm với mối hàn đùn (màng HDPE 1.0 mm)

 

Bảng 3.2 Kết quả thí nghiệm với mối hàn nhiệt (màng HDPE 1.0 mm)

 

Đường hàn được nghiệm thu khi kết quả thí nghiệm kháng kéo và kháng bóc bằng hoặc lớn hơn các giá trị tương ứng theo tiêu chuẩn ASTM D-4437. Các giá trị thí nghiệm cho thấy các mối hàn đạt yêu cầu về chất lượng.

  1. Quản lý tiến độ

Căn cứ theo tiến độ thi công đề ra, phân công đôn đốc cán bộ hoàn thành tốt phần việc được giao. Kịp thời làm việc với CĐT và TVGS để đảm bảo mặt bằng thi công liên tục, trường hợp bất khả kháng chậm tiến độ thì cần có giải pháp thi công bù khối lượng cho những ngày sau đó

  1. Quản lý máy móc, thiết bị

Toàn bộ máy móc, thiết bị liên quan đến thi công đều được lập danh mục theo dõi và bảo dưỡng kịp thời. Các cán bộ, công nhân thao tác vận hành máy đều phải tuân thủ nghiêm túc các quy định vận hành với từng loại máy. Có phương án dự phòng, thay thế máy để không ảnh hưởng đến thi công khi có sự cố.

  1. Quản lý nguyên vật liệu

Vật liệu được sử dụng cho thi công đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được TVGS kiểm định trước khi mua hàng. Vật liệu trước khi thi công tại công trường cần được thí nghiệm kiểm tra và công tác này có sự giám sát của TVGS. Các thông số thí nghiệm phải tuân theo tài liệu thiết kế đã được phê duyệt.

  1. Kiểm soát thi công

Các giải pháp thi công, an toàn lao động, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật… được kiểm soát thông qua sổ theo dõi danh mục tài liệu, đảm bảo mọi người liên quan đến công trình đều có tài liệu thực hiện nhiệm vụ. Các cuộc họp giao ban phải được duy trì để kiểm soát, điều chỉnh và đưa ra các giải pháp về tiến độ, biện pháp thi công dự phòng khi cần thiết.

KẾT LUẬN

Với công tác chuẩn bị chu đáo và có một quy trình thi công, kiểm soát chất lượng công trình nghiêm ngặt, nhất quán, công tác thi công màng chống thấm HDPE tách nước mưa cho các ô chôn lấp rác thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn đã hoàn thành với chất lượng tốt. Công trình góp phần giải quyết vấn đề quá tải cho lượng nước rác phải xử lý trong các hồ điều tiết nước rác. Công trình cũng khẳng định được sự ưu việt của loại màng HDPE dùng chống thấm tốt cho công trình.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • TCVN 7957-2008, Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước mạng lưới bên ngoài công trình.
  • TCVN 6696 – 2000, Chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu chung bảo vệ môi trường.